Team building là một dạng sự kiện vô cùng phổ biến hiện nay, nó bao gồm nhiều thử thách mang tính giải trí cao, thông qua đó mà biến một nhóm làm việc riêng lẻ thành một đội làm việc chuyên nghiệp và gắn kết với nhau vì mục tiêu chung của tập thể.

Tổ chức sự kiện Team building là gì?

Có thể hiểu một cách đơn giản rằng, team building là một chuỗi các thử thách mang tính giải trí cao, nhằm biến một nhóm làm việc riêng lẻ trở thành một đội làm việc chuyên nghiệp và có sự gắn kết tuyệt đối với nhau vì một mục tiêu chung của tập thể.

Team building được triển khai dưới dạng những trò chơi theo từng cấp độ từ khó tới dễ khác nhau, trong đó yêu cầu các thành viên trong mỗi đội phải cùng nhau hợp sức, lên ý tưởng, đoàn kết thực hiện trò chơi để giành chiến thắng. Những hoạt động này được gọi là team building games hay những trò chơi team building.

Trải qua một quãng thời gian dài phát triển, hiện nay, sự kiện team building được xem là đáp án cho câu hỏi ” làm cách nào để các thành viên cùng nhau làm việc và tạo thành một khối đoàn kết?” hay “làm cách nào để cả một team cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình?”

Hoạt động team building sẽ cần được tổ chức khi mà các thành viên trong cùng một nhóm bắt đầu xuất hiện một số tình trạng của sự mệt mỏi. Một số biểu hiện cụ thể có thể kể tới như dễ cáu gắt, hay trách móc hay bị suy giảm niềm tin dành cho nhau, thường than phiền các thành viên trong tập thể, làm sai lệch định hướng công việc chung…

Phân loại sự kiện Team building

Trên thực tế, team building là một loại sự kiện vô cùng phong phú và đa dạng với nhiều lứa tuổi và đối tượng chơi khác nhau. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau mà chúng ta có thể chia team building thành các dạng:

Phân loại team building theo tính chất của trò chơi:

  • Trò chơi team building khởi động
  • Trò chơi team building vận động
  • Trò chơi team building vui nhộn
  • Trò chơi team building trí tuệ

Phân loại team building theo cách thức tổ chức:

  • Team building indoor
  • Team building outdoor
  • Team building dạng “Amazing race”

Phân loại team building theo đối tượng tham gia:

  • Team building cho học sinh – độ tuổi nhỏ
  • Team building cho giới trẻ
  • Team building cho khối doanh nghiệp văn phòng
  • Team building cho người cao tuổi

Cảm hứng và ý tưởng tổ chức sự kiện Team building

Cảm hứng được xem là một “điều kiện tiên quyết” quyết định tới các ý tưởng của tổ chức sự kiện Team Building có tốt và hiệu quả hay không. Hoặc có thể nỏi rằng, sự thành công hay thất bại của một sự kiện team building phụ thuộc khá nhiều vào ý tưởng sự kiện.

Thế nhưng, trên thực tế thì những người làm tổ chức sự kiện team building hay bị hạn hẹp lại ý tưởng của mình bởi nhiều yếu tố khác nhau như những yêu cầu, đề nghị từ phía khách hàng; những khoản chi phí “eo hẹp” để tổ chức sự kiện; thời gian lên ý tưởng khá ít…

Chính vì thế, việc hình thành được ý tưởng cho tổ chức sự kiện team building phụ thuộc khá lớn vào thói quen cũng như cảm giác của chính bản thân người làm công việc sáng tạo. Hãy hạn chế nhất có thể những suy nghĩ “dập khuôn”, đi theo “lối mòn”, chú trọng tới việc “làm theo những gì người khác làm” mà hãy đi theo cách mà bạn cho là lý tưởng nhất để có thể tạo ra những ý tưởng hay, độc, lạ.

Những câu hỏi cần được trả lời khi thiết kế một kịch bản team building

Để có thể tạo ra một kịch bản team building phù hợp nhất thì bạn cần phải trả lời được những câu hỏi dưới đây:

  • Số lượng người tham gia vào team building là bao nhiêu?
  • Đối tượng thành viên tham gia là ai? (trẻ em/ người cao tuổi/ giới trẻ/ dân văn phòng/…)
  • Địa điểm tổ chức hoạt động ở đâu?
  • Kinh phí tổ chức là bao nhiêu?
  • Mục tiêu của việc tổ chức là gì? (tạo ra sự đoàn kết tập thể/ giải quyết mâu thuẫn…)
  • Nhu cầu tổ chức là gì? (có nhiều trò chơi mang tính chất vận động/ có các trò chơi mang tính trí tuệ/ mang lại sự giải trí cho tập thể…)

Khi đã trả lời hoàn tất những câu hỏi trên, bạn hoàn toàn có thể thiết kế được một chương trình, kịch bản phù hợp nhất với đối tượng khách hàng.